Em đã có chồng chưa?

2007 – 2016

Gặp em sau 9 năm trời đằng đằng.

Tôi dắt con trai 5 tuổi đi thăm hang đá.

Em khăn cuốn cổ… áo choàng lặng lẽ đi một mình.

Em là mối tình đầu của tôi. Là người duy nhất tôi thấy hối tiếc vì mình đã làm sai, hay chính xác hơn là đã sai khi cướp đi sự trinh tiết của em.

Tôi vẫn nhớ hôm chia tay, nằm trên giường em đã khóc và nói:
– Anh có thấy nó càng ngày càng rộng không? Em chỉ biết có anh. Giờ chia tay làm sao sau này em dám lấy chồng.

Quan điểm này có vẻ không hợp với giới trẻ bây giờ phải không? Ngay cả thời gian đó tôi cũng không chắc có nhiều người con gái nghĩ như Em. Thậm chí là cả Em. Tôi cũng không mấy tin. Thời gian sau chia tay, thỉnh thoảng tôi vẫn gặp một vài người bạn của em, hỏi em có chồng chưa? Tất cả thông tin như là một dấu chấm hỏi không có lời đáp. Dĩ nhiên tôi biết rõ nhà em, chí ít ra tết về quê tôi có thể hỏi thăm gia đình về em, nhưng tôi ngại và sợ, sợ không dám đối mặt, sợ em vẫn còn suy nghĩ quá nhiều. Thôi thì gió thoảng mây trôi. Sau vài năm tôi lập gia đình thì lại càng không muốn tìm hiểu, phần cũng vì vợ tôi biết ít nhiều về mối tình Em và tôi. Trong thâm tâm vẫn thắc mắc : Giờ Em đã có chồng chưa?

Cao nguyên Di Linh, năm… không nhớ…

Quê tôi trong ký ức học sinh có bốn thứ rất ấn tượng

Một là đồi trà xanh ngát

Hai là dã quỳ mùa nở hoa thơm lừng

Ba là tiếng chuông nhà thờ

Bốn là cả xóm nghèo đều như nhau.

Dọc quốc lộ hai mươi, đi từ hướng Sài Gòn lên Đà Lạt tầm 230km. Có một con đường đất đỏ bazan. Dọc hai bên đường là hai hàng hoa dã quỳ đi vào một xóm đạo nhỏ. Nếu tính từ ngoài lộ vào nhà tôi chỉ tầm 200m. Còn muốn vào nhà em thì đi lút vào trong sâu. Ngoằn nghèo và bui mũ. Đất đỏ bazan có một đặc tính rất … bẩn. Mùa mưa thì nhơ nhớp một lớp sình trên bề mặt, mùa khô thì cũng một lớp bui mù. Đám con trai chúng tôi đi học lúc nào cũng quần sắn tới đầu gối.

Nhà tôi có năm chị em. Tôi thứ tư. Nổi tiếng trong làng vì tất cả đều được đi học, và con cái học rất giỏi. Ba anh chị tôi học giỏi nổi tiếng đến nỗi tôi đi học cũng được ăn ké, nhất là chị cả nhà, là học sinh giỏi tỉnh ( Với một vùng đất nghèo và đa phần là dân di cư ngoài bắc vào thì nhất rồi ) thế nên khi tôi đi học cấp 1, cấp 2. Luôn được thầy cô ưu ái đặc biệt vì là em của chị T. Bất kể cô giáo chủ nhiệm nào mới nghe tôi là em chị đều nhất trí bổ nhiệm tôi là lớp trưởng, chi đội trưởng hay lớp phó học tập. Không phải bàn cãi. Mặc dù về thành tích học tập thì tôi là trùm dốt và lười. Nhà cũng không có tiền bạc ( Lớp trưởng thì thường bố mẹ sẽ là hội trưởng hội phụ huynh, mà hội trưởng hội phụ huynh đồng nghĩa nhà phải kinh tế khả, đặng đi quyên góp và đóng góp cho quỹ lớp ).

Khác với anh chị em trong nhà, Tôi cảm giác từ nhỏ mình đã có một hocmon Nam cực cao. Nhà nghèo, ai cũng siêng học còn riêng tôi thì siêng cúp hoặc và ham chơi. Thích những trò cảm giác mạnh như kiểu đi bắt rắn ngoài nghĩa địa chẳng hạn…

Điều đặc biệt là rất thích gái, ngay từ khoảng lớp 4 là khái niệm giới tính đã rất rõ ràng. Tôi thích con gái và lúc nào cũng muốn bảo vệ chúng nó, nhất là gái đẹp. Chỉ cần một đứa con gái khóc vì bất kể lý do gì, thì cái thằng Phong – tôi sớn tới liền, ra chiều nâng niu chiều chuộng. Vãi thật.

Trường tôi học cấp hai là một ngôi trường có 32 lớp nằm vắt vẻo trên một quả đồi. Bọn trẻ làng K bọn tôi đi học cấp 2 rất sợ. Tất nhiên là với mấy thằng chuyên nghịch phá và thích đánh lộn kiểu như tôi thôi. Nguyên nhân là vì vùng tôi ở chia làm hai làng rõ rệt. Làng K ( dân Hà Nội ) và làng G ( Dân Nam Định) . Dân làng G và làng tôi không ưa gì nhau mấy, có lẽ là do phong tục văn hóa khác biệt. Thường thường có vấn đề gì tranh chấp xảy ra, làng G luôn có lợi, vì xét về mặt địa lý thì làng G đi lên trung tâm huyện sẽ gần hơn. Đám thanh niên khi choảng nhau thì làng G luôn chiếm ưu thế, vì chỉ cần canh me bọn thanh niên làng K đi lên huyện, chặn đường đánh thì chỉ có nước là tèo thôi. Đi bọc rừng mà về. Ngôi trường lại nằm thiên về bên làng G.

Năm tôi vào lớp 6, từ nhà tới trường cũng tầm đâu 1.5 km. Cha mẹ tôi mua cho tôi hai cái áo sơ mi và một cái quần tây, ngày đi học đầu tiên dặn dò đủ điều, nào là đi đường nhớ cẩn thận, đi học nhớ về sớm không la cà. Anh chị cũng ùa vào nói về vấn đề học tập thế này thế kia. Nhưng dù bao nhiêu lời dặn dò thì cái mặt tôi vẫn rất lo lắng và căng thẳng. Nguyên nhân là bởi lí do khác.

Năm học lớp 5, đám con trai làng K của tôi có ùa đánh một thắng tên Nam làng G. Bọn con nít đánh nhau cũng chả có gì to tát nếu không có một thằng liệng cục đá trúng đầu nó, dĩ nhiên câu chuyện sau đó đã được người lớn nói chuyện cả rồi, đám tụi tui đứa nào cũng bị bố mẹ cho ăn vài cái roi vào mông. Riêng bọn thằng Nam làng G thì tuyên bố một câu chắc nịch. Qua năm tụi mày đi học sẽ biết. Lời tuyên bố tưởng sẽ lãng quên theo thời gian thì giờ đến ngày tựu trường đám con nít làng K tụi tôi xanh mặt vì có đứa nhắc lại. Trong đó có tôi.

Suốt đêm trước ngày tựu trường. Cả đám trong đó có tôi nằm lo âu suốt đêm. Hi vọng ngày mai sẽ bình yên vác thân mà về.

6h sáng, sau khi ăn cơm và được các bậc phụ huynh căn dặn đủ điều, tôi ba chân bốn cẳng chạy ù, nói là sợ đi khai giảng trễ phải đi sớm. Tụi tui chạy tới chỗ hẹn.

Bọn kia như thằng lợi mập, tèo híp. Sơn mụn, Phong con, Chí – Đình, Cần – tước … cũng đéo khác gì tôi. Mặt thằng nào thằng đó như cái mâm xôi. Không có một tí háo hức gì của buổi khai giảng đầu tiên của cấp 2. Đi tới cuối đường mấy thằng giả bộ ngồi nghỉ ven đường bàn chuyện.

Thằng Sơn mụn hỏi:

– Ê. Phong ruồi, mày tính sao? Tao sợ tụi nó chặn đường éo cho tụi mình về.

Tôi cũng hoang mang

– Tao cũng éo biết tính sao mày ạ. Bọn nó chắc chưa quên thù đâu. Năm ngoái đã tuyên bố xanh rờn như thế, dễ gì bỏ qua cho tụi mình

– Hay bọn mình trốn khỏi khai giảng – thằng Lợi mập lên tiếng.

– Mày điên hả? Trốn nay nó tìm không được mai nó cũng tìm bọn mình dợt à.

– Hay bọn mình chuẩn bị hàng đi. – Tôi lên tiếng

Cả bọn đồng ý và coi đó như một phát mình khủng khiếp.

Kết quả là tụi tôi đi khai giảng mang theo được 3 cây cà phê dài tầm 80 cm. Một đống đá 5 – 7 và tàng trữ được một vũ khí nóng là cái liềm cắt chè của nhà thằng Sơn mụn ( Mẹ nó mà biết thì chỉ có nước nhừ tử) . Xong xuôi cả đám mười mấy đứa lò dò lên trường khai giảng.

Mọi việc không như bọn tôi nghĩ, lúc lên trường đi vòng vòng. Đụng trúng bọn thắng Nam. Thấy tụi tôi tụi nó cười tươi như hoa, tay bắt mặt mừng. Cả đám thờ phào. Riêng tôi có cảm giác bất an…

Sau buổi lễ khai giảng kéo dài gần hai tiếng, nghe các đấng xì là xì lồ. Cả đám tan rã.

Khác hẳn với đám con gái tươi như hoa dã quỳ khi gặp trời nắng. Tôi mặt buồn xo. Để tránh tình trạng làng bên làng tôi. Nhà trường yêu cầu chia lớp … tức là bọn làng K chúng tôi sẽ không được học cùng nhau nữa mà phân đều cho các lớp, cả trai lẫn gái. Danh sách có dán sẵn ngay văn phòng. Tôi xuống xem danh sách mà mặt buồn so. Đám bọn tôi tan đàn sẻ nghé hết trơn. Tụi con vân, Hiền… không ở lớp tôi, ngược lại toàn là con gái làng G, làng tôi sót hai đứa là Em và nhỏ Thúy. Hai đứa con gái không lấy gì làm thân thiết cho lắm.

Con trai thì ngoài thằng Sơn mụn thì éo có đứa nào nữa. Lớp tôi là lớp chọn nên vậy. Trong khi bên lớp 6A2, 6A3 và mấy lớp khác thì cả đám tụi thằng Lợi mập. Cần – Tước, Phong – Con tụ vào một lớp. Thật không thể tin nổi. Xui quá là xui. Em gặp tôi ở văn phòng cũng nói với tôi một câu xã giao:

– Vậy là tui với ông qua năm chung lớp. Có gì mai mốt rủ tui đi học nha.

” Hứ…ai mà thèm rủ bà đi ” – Tôi nghĩ bụng

Chuyện buồn và xui chưa dừng ở lại đó. Vừa tan trường lò dò ra cổng trường tìm đám thằng Lợi . Éo thấy tụi nó đâu thì Tôi và thằng Sơn mụn đụng ngay nguyên bên thằng Nam – mười mấy đứa. Nhìn mặt rất nham nhở. Tôi liếc qua thằng Sơn mụn thì ôi thôi, mặt nó không còn tí máu rồi. Nhưng mà bế đường. Chả biết làm sao tôi cũng cười lại băng qua tụi nó đi thằng. Cái cảm giác mình đi trước có một đám lố nhố theo sau éo vui tí nào. Tôi nói nhỏ với Sơn mụn.

– Tao với mày chuẩn bị chạy nha. Khi nào tao nói một hai ba là chạy liền. Tới ngã ba thì đằng trước thì chia ra hai hướng. Mày về thẳng nhà luôn đi.

– Còn mày thì sao? – Thằng Sơn hỏi

– Cứ kệ tao.

Muốn về nhà tôi thì chạy đường hướng nhà thằng Sơn sẽ dễ hơn. Nhưng mà tính anh hùng nên tôi muốn làm bia đỡ đạn, thu hút sự chú ý và rượt đuổi của đám thằng Nam nên quyết định như vậy. Với hướng đó đồng nghĩa việc tôi chạy theo một đường cong elip vòng vo mới về đến nhà. Thằng Sơn mụn thì dễ rồi, thoát qua được ngã ba đó, chạy mấy trăm mét nữa rẽ phải là vào ngõ nhà nó. Ngoài lý do muốn làm anh hùng cứu bạn thì trong đầu tui còn có ý nghĩ táo bạo hơn, là dụ bọn thằng Nam và sâu trong làng tôi. Đặng thằng Sơn kêu bọn mình quây bọn nó lại dợt cho một trận. Nghĩ vậy nên tôi nói thằng Sơn – mụn một câu làm nó cảm động gần chết:

– Mày chạy thoát nhớ gọi bọn kia đi cứu tao nha, chứ tao lần này chết chắc rồi. Có gì nhớ lo cho ba má tao nếu tao mệnh hệ gì.

– Tao thoát tao gọi tụi nó liền.

Nói tới đó thì cũng đi khỏi trường một quãng đường khá xa, tức là thoát khỏi ánh mắt của thầy cô giáo và các anh chị lớp lớn. Tôi bấu tay thằng Sơn 1.2.3… rồi té chạy thiệt nhanh. Éo có dám nhìn sau xem tụi nó có rượt hay không. Chạy hết sức bình sinh và như chưa bao giờ được chạy. Sau này tôi mới biết, nếu lúc đó bấm đồng hồ, khả năng là 100m đầu tôi chạy khoảng 9’58 thôi. Qua ngã ba tôi với thằng Sơn tách làm hai hướng. Lúc này đường vắng hẳn vì không phải là đường chính về làng. Tôi cảm nhận được sức nóng lan tỏa từ phía sau. Tiếng hò hét, chửi thề bắt đầu vang lên, to mồm nhất vẫn là thằng Nam. Và khoảng cách tiếng hét mỗi ngày một gần. Bỗng dưng phựt… Một tai nạn khủng khiếp xảy ra. Bước chân tôi loạng choạng.

Đứt dép

Như vậy là đôi dép không chịu nổi sự ép gió quay cuồng đã đứt một chiếc, đồng nghĩa với việc tôi loạng choạng và chậm hơn. Nguyên cả đám vây lấy tôi reo hò như bắt được tù binh. Sau một hồi hoảng hốt thì tôi cũng bắt đầu bình tĩnh lại. Xác định là chết chắc rồi. Thằng Nam bắt đầu vênh cái mặt:

– Ê Phong, mày nhớ cái này không? – Nó đưa tay lên trán vuốt tóc lên. Nguyên một cái sẹo to tướng nằm trên mặt.

– Có phải tao ném mày đâu mà nói chỉ. – Tôi đáp

– A, thằng này ngon, mày đéo ném nhưng mày xúi mấy đứa kia ném.

– Mày có ngon thì bật co một mình với tao, bữa nay có mình tao mà cả đám tụi mày thì tao không phục. – Tôi mạnh miệng.

– Địt mẹ mày, ngon nhở. Thích thì tao chiều mày.

Vừa nghe câu nói đó xong thì máu tôi dồn lên não ngay, mặt đó phừng phừng. Ở đời tôi ghét nhất ai nói câu đó với tôi, vì nó đụng chạm đến tình yêu của tôi dành cho mẹ tôi. Tôi bấp chấp tụi nó bao nhiêu đứa. Lao thẳng vào thằng Nam làm cho nó một đấm.

– Thằng khốn nạn, mày nói gì… nói… gì… tao đập mày chết…

Sau một giây sững sờ giật mình vì bất ngờ, thì nguyên một đám bay vào tôi. Lúc đó mất phương hướng tôi chỉ biết khua chân tay loạn xạ. Càng ngày tỉ lệ đấm trúng của tôi càng ít, riêng đá thì chân không đưa được lên quá đầu gối vì vướng. Tôi ăn mấy quả vào ngực và mặt. Tôi xây xẩm. Lúc này thì máu trên não cũng hạ xuống rồi, tôi chỉ biết lấy hai tay ôm đầu chịu trận. Ngồi bệt xuống. Mặt mày bắt đầu choáng váng vì bị tụi nó sút vào phần mềm. Tôi tưởng tôi chết ngay lúc đó rồi

Bỗng từ đằng xa vang lên tiếng reo rò dữ dội. Rồi tôi cảm nhận đám bọn thằng Nam cũng ít đánh tôi hơn và lúc sau thì nghe tiếng binh binh… Không phải là tiếng đạp vào cơ thể mình mà tiếng này cộng với tiếng la oai oái từ cái mồm to của thằng Nam.

Tôi đoán là tụi thằng Lợi mập tới cứu tôi. Nhưng lúc đó sức lực không còn để mà đứng dậy chiến đấu nữa. Mắt thì sưng vù đéo thấy đường luôn. Trận chiến sau một hồi cũng vãn. Tôi được thằng Lợi với Phong – Con bế xốc vào lề đường. Quần áo thì đứt cúc và tơi tả. Mũi thì xịt sirô. Hai mắt sưng húp. Nhìn không khác gì thằng tàn phế. Tôi nói với tụi nó:

– Má… giờ sao tao về nhà, ông già tao uýnh tao chết…

Thằng nào thằng đó ra vẻ đăm chiêu, vì éo thằng nào dám dẫn tôi về nhà tụi nó trị thương, đơn giản vì thằng nào cũng sợ bố mẹ biết, cho ăn cháo mây. Nói gì thì nói, ngày đầu tiên đến trường mà đã uýnh lộn thì tội chắc chắn sẽ to hơn tội uýnh lộn ngày thường.

– Hay ông về nhà tui, nhà tui có một tui với đứa em à, ba mẹ tui đi vắng hết rồi. – Một giọng con gái vang lên.

– Quái nhỉ – nghe như giọng “Em”. Bấy giờ tôi mới sực nhớ ra là từ chỗ này tới nhà em chưa tới 50m. Chắc thấy đánh nhau em chạy ra xem, không ngờ là gặp tui.

Không còn cách nào khác, đành phải theo hoàn cảnh dựa dẫm vào đàn bà. Đây cũng là lần đầu tiên và lần thứ nhất dựa vào đàn bà, và vào nhà một đứa con gái. Cuộc đời tôi còn vào nhà con gái nhà người ta rất nhiều lần. Thậm chí vào nhà ”Vợ người ta”. Vì nhiều lý do, trong đó có cả việc làm tình…

Thằng Sơn mụn xung phong đưa tôi về nhà em. Chắc có lẽ nó cảm thấy áy náy trước hành động “ hi sinh nghĩa hiệp ” của tôi. Nói về thằng này, thật ra không phải nó không phải tông của tôi hồi cấp một, không thân thiết lắm. Một là nó gầy gò ốm yếu, biệt danh Sơn ”Mụn” là do có quãng thời gian nó bị ghẻ. Mụn ghẻ đầy người. Do người ốm vậy nên ít đi la cà phá làng phá xóm với đám tụi tôi. Bù lại nó học rất giỏi. 5 năm liền là học sinh giỏi . Hồi đó không như giờ, học điểm 5 là trung bình. Tỉ lệ học sinh giỏi của lớp chỉ có một hai đứa. Giờ thấy con cháu đi học mà ham, học sinh giỏi gì mà tới 10 đứa một lớp. Chắc con cháu giỏi hơn chúng ta?

Sơn mụn học giỏi đều các môn, nhất là môn văn. Nó có những câu văn rất hay. Ví dụ như cô giáo ra đề bài tả cảnh ông nội em. Tôi và mấy đứa hay viết kiểu: “Nhà em có nuôi một ông nội…” còn Nó tả là: Ông nội em có hàm râu quắc thước, trắng phau phau. Hệt như ông tiên trong giấc mơ mà em thấy, mỗi lần ông mỉm cười, tụi răng không còn như rất hiền từ… tình cảm em dành cho ông là vô bờ bến” .

Qua những gì xảy ra ngày tựu trường, tình bạn của chúng tôi đã dầy thêm chút đỉnh. Tôi cũng quý nó hơn một tí. Một tí thôi nhé. Quay lại vấn đề chính, nó một bên và em một bên xốc tôi về nhà. Cũng may là nhà Em không xa lắm.

Nhà em trồng một hàng dâm bụt làm hàng rào, kỳ lạ là cây dâm bụt hoa sặc sỡ, nhiều màu chứ không chỉ một màu đỏ chói như mấy cây hoa xóm tôi. Và lại được cắt tỉa nghiêm chỉnh. Chứng tỏ người trồng nó đã bỏ rất nhiều tâm sức.

Tôi bước vào nhà em chăm chút, soi mói từng ly từng tí. Tất cả bày biện đều khác so với căn nhỏ tôi đang ở. Nhà xây tường nhưng được ốp bằng gỗ, không phải gỗ bìa như nhà tôi mà là gỗ miếng vuông vắn, vỏ ngoài láng trơn chứ không sần sùi. Phòng khách có một bộ bàn ghế salon – Khác với nhà tôi là bộ ghế gỗ. Trên tường treo hai bức tranh, một bức là “ thất mã cuồng phong ” một bức thiếu nữ bên hồ. Các phòng cũng được chia ra ngăn nắp. Chỉ có điều cái cảm giác của là nhà em lạnh lẽo và không ấm áp như nhà tôi.

Cho tới thời điểm vào nhà em, tôi vẫn là một cậu bé đúng nghĩa, tôi có khái niệm giới tính chứ chưa có khái niệm dục tính. Em để tôi nằm rồi lăng xăng chạy lấy khăn, nước ấm rửa cho tôi. Đi học về nhà em mặc một bộ đồ thun dày. Tóc búi lọn đơn giản. Thằng tôi lúc đó nhận xét là em dễ thương. Ngoài ra cũng chưa có ấn tượng nào khác. Thằng Sơn mụn và Em thay nhau rửa vết thương cho tôi, em may lại cho tôi cúc áo bị đứt. rồi chúng tôi đi về.

Nhờ anh chị dấu diếm bố mẹ mà tôi thoát khỏi cảnh roi vọt.

Ngày khai giảng rơi vào thứ 6 nên nhà trường quyết định cho học sinh khối 6 qua đầu tuần mới học, thay vào đó là đi vệ sinh lớp, quét vôi tường và nhỏ cỏ sân trường.

Sáng trời bắt đầu lạnh và sương muối. Tôi tỉnh giấc bởi tiếng chuông đồng hồ báo thức. Đêm qua là một đêm ác mộng. Tôi mơ thấy cảnh rượt chém nhau, cảnh thằng Nam bổ dao vào đầu tôi, cảnh máu me đầm đìa. Và mơ cả em. Em trong bộ đồ “ Long nữ” ôm tôi thắm thiết vào lòng. Tất nhiên tôi là “Dương quá” rồi.

Tỉnh giấc thấy mình đau ê ẩm. Buồn cười vì giấc mơ đêm qua, lần đầu tiên tôi mơ thấy “gái”….

Nhà tôi thì từ lớn đến nhỏ, càng nhỏ có quyền ưu tiên. Chị cả tôi giờ đang học đại học Đà Lạt rồi, còn anh trai và chị hai tôi sáng sớm thức dậy thổi cơm. Mẹ tôi dạy anh chị tôi rất hay. Vì đám củi mà tụi tôi đi mót về hầu hết là cành nhỏ, nên để có thể lấy than cho cơm chín rất khó, nên mẹ kêu tụi tui lấy một miếng sắt vuông lót dưới đáy nồi, khi cơm vừa sôi xong là bỏ vào, lửa vẫn đun bình thường, cơm vẫn chín mà không bị khê. Nói chung công việc dọn dẹp nhà cửa buổi sáng do anh chị tôi đảm nhận. Tôi và nhóc út chỉ việc ngủ dậy đánh răng rửa mặt, ăn cơm rồi đi học.

Mẹ tôi cũng không có thói quen cho tiền con cái đi học, lí do đơn giản là không có tiền. Nuôi năm đứa con đi học là cả một sự vĩ đại với bậc cha mẹ hồi đó. Nhà tôi là do có truyền thống và sự quyết tâm mà thôi, các nhà khác hầu như trong đám anh chị em đều có một đứa phải hi sinh việc học.

Ở quê tôi, khái niệm ăn sáng ngoài đường hồi đó không có. Tính từ đầu quốc lộ tới đuôi làng, chỉ duy nhất có một quán cháo lòng tiết canh của bà Tư mập. Mà chỉ có người lớn và đám thanh niên ngồi. Con nít tụi tôi chẳng bao giờ lớ rớ tới. Trường cấp 1 giống như một hình thức phổ cập chữ. Trước đây trường đó là một cơ sở của tu viện, sau đó tu viện cho nhà nước mình để trưng dụng làm trường học, trường xây trước năm 1975 nên xuống cấp trầm trọng. Đám con nít quê nghèo cũng chẳng gia đình nào có điều kiện mà quyên góp xây lại. Chủ yếu là hư hỏng, ví dụ như bữa mưa quá bị dột, thấy kêu tụi tui nói mấy ông bố lên sửa lại…

Trước cổng trường ngoài một xe kẹo kéo của ông Thắng thì cũng chả ai tập trung buôn bán. Ông Thắng có một món mà đám con trai tụi tui rất nghiền. Đó là kẹo kéo. Trước khi kéo mỗi đứa phải đưa ông 200 đ hoặc 500 đ. 200đ 2 phát còn 500đ thì được 6 phát. Súng là một ống đồng thật dài , cò kéo mang tính cơ học, Đạn làm bằng nhựa cao su có gắn sợi dây để khỏi văng mất. Bia đạn là một vòng tròn trong đó có các vòng tròn nhỏ, tùy độ khó hay dễ mà ghi điểm. Nói chung lớn lên mới biết ông Thắng “lừa tình”. Thằng nào bắn được tổng số điểm lớn hơn thì ông kéo cho một khúc kẹo dài ra, còn ít điểm thì ngắn hơn, chung quy là vẫn từng đó kẹo. Nhưng lớn mới biết, còn hồi nhỏ, ngoài chiến lợi phẩm là kẹo dài hay ngắn nó còn là chiến tích để mà đi khoe khoang với bạn bè.

Trường cấp 1 với những kỉ niệm đẹp vậy, thế mà ngày đầu tiên lên cấp 2 tôi đã bị dợt tơi bời. Thật là thảm cảnh. Thế nên tinh thần siêng học vốn dĩ háo hức được một tí trong thời gian nghỉ hè vô tình theo trận đánh nhau với bọn thằng Nam hôm qua đi mất. Nó không chỉ đi trong tôi mà còn đi luôn trong đám thằng Lợi, Sơn, Phong, Cần,…

Thay vì đi dọn dẹp vệ sinh trường, chúng tôi cúp cua. Mà chưa hẳn là vì nản học, lí do nữa là trận chiến hôm qua. Chúng tôi thắng trận oai hùng ( dĩ nhiên trừ thằng hi sinh dẫn địch và đồn) , đám tụi thằng Nam bị ăn mấy cây gậy và đám đá tơi bời – không khác gì tôi. Nói như một vị doanh nhân nào đó: Trận chiến nhỏ đã thằng, trận chiến lớn thì bại. Không sớm thì muộn, tụi thằng Nam sẽ trả thù, và thằng nó thích nhất chắc chắn là tôi rồi. Do đó, không ai bảo ai, bọn tôi lại tập trung một chỗ bàn tính. Nếu cứ đề tình trạng này kéo dài thì tụi tôi no đòn. Hôm qua địch dám qua làng K, tức là ở làng G bọn nó sẽ không xem tụi tui ra cái quái gì.

Mấy thằng trốn lên ngọn đồi đối diện với trường nhìn về tương lai với trạng thái ảm đạm. Thực sự mà nói. Đây là điều rất khó. Nhìn tới nhìn lui một hồi thì cũng thấy đám học sinh lớp 6 ra về, tụi tui cũng phải về thôi, nếu không bố mẹ biết. Thằng Lợi, Phong đi một đường tắt từ đỉnh đồi về nhà, Tôi với thằng Sơn, Cần về theo đường hôm qua đi. Không ai nói ai câu nào.

Đi một quãng ngoái lại, không thấy Sơn và thằng Cần đâu. Tôi giật mình. Thì ra đến ngã ba về nhà, tôi đã không rẽ mà đi thẳng – theo hướng mà hôm qua đổ máu. Chân đá vào đám cỏ ven đường, lững thững…

– Phong ơi Phong, Chờ tui xíu. – Có tiếng con gái vang lên.

Thì ra là Em, tôi ngoái lại thấy Em từ đằng xa chạy tới, khuôn mặt nửa rạng rỡ nửa lo lắng.

– Phong ơi, đám hôm qua lên lớp tìm đó. Chắc tụi nó sẽ trả thù. Cũng may bạn không đi lao động. Mà sao hôm nay bạn nghỉ zậy?

– À, tui còn đau nên bố mẹ cho nghỉ ở nhà. – Tôi đáp.

– Vậy hả? Ủa mà sao nghỉ ở nhà còn đi tới đây chi? Mặc đồ lao động nữa.

Tôi đơ lưỡi ra không nói gì, hông lẽ nói mình sợ.

Em nhìn tôi đăm chiêu rôi sau vài giây mặt mày giãn ra như khám phá ra điều gì đó. Mỉm cười không nói, ánh mắt lộ vẻ tinh lanh. Tôi tránh nhìn vào mắt em hệt như kẻ tù tội bị bắt quả tang vậy. Tay bỏ túi quần thủng thẳng đi. Em chạy vội theo, níu tay tôi và nói:

– Ông vào nhà tui chơi uống nước rồi về.

Chả hiểu sao tôi lại gật đầu…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *